Lệnh trừng phạt với Nga: Kinh tế không sụp đổ, nhưng đây mới là hậu quả tồi tệ

Khi các biện pháp trừng phạt nặng nề nhất được đưa ra, nhiều người đã dự đoán kinh tế Nga sẽ sụp đổ nhanh chóng. Nhưng điều đó đã không xảy ra: nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt tiếp tục chảy vào và đồng tiền sớm phục hồi.

Thay vào đó, những gì đang nổi lên là một vấn đề khác: không phải là sự suy giảm nghiêm trọng, mà là sự suy giảm dần năng lực sản xuất.

Những “chuyên gia” xuất nhập khẩu

Một buổi chiều tháng 8, một chiếc taxi dừng trước một khách sạn ở Istanbul, một nhóm đàn ông bước xuống, nói tiếng Nga. Họ kéo 5 chiếc vali ra khỏi xe.

Bên trong, các thiết bị đã mua ở Áo được đóng gói kỹ càng. Hàng hóa không có gì đặc biệt: đồ điện tử dùng trong trường học nhưng được sản xuất bởi một thương hiệu phương Tây đã quyết định tẩy chay thị trường Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Hàng hóa được ngụy trang như thể dành cho mục đích sử dụng cá nhân, Stanislav, người đã gặp những người đàn ông tại khách sạn ở Istanbul, mời họ đi ăn tối và sau đó bay về Moscow cùng những chiếc vali, nói. “Tất nhiên, đó là hàng lậu”, anh nói, với điều kiện giấu tên.

Đây là một chuyến hàng bất thường đối với Stanislav. Thông thường, anh chuyên sử dụng xe tải để buôn lậu ra khỏi châu Âu những mặt hàng cồng kềnh hơn và nhạy cảm hơn, những mặt hàng chịu lệnh trừng phạt với Nga, chẳng hạn như vật liệu cho ngành xây dựng, các bộ phận và máy móc cho ngành công nghiệp nặng.

Stanislav là một trong số ngày càng nhiều người Nga được gọi là “chuyên gia xuất nhập khẩu”, người chuyên tìm kiếm kẽ hở và đưa hàng hóa qua hải quan, để lách lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các cuộc phỏng vấn với những người tham gia thị trường ngầm này cho thấy một hoạt động thương mại béo bở nhưng không ổn định.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga ngày càng phải dựa vào biện pháp này, tờ Financial Times bình luận.

Các biện pháp trừng phạt sâu rộng đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng của Nga.

Nga đang cố gắng vận hành một nền kinh tế hiện đại mà không có khả năng nhập khẩu nhiều linh kiện, nguyên liệu thô và công nghệ mà nước này phụ thuộc.

Tác động đang được cảm nhận trên toàn bộ nền kinh tế – từ các ngân hàng cần máy chủ để xử lý các khoản thanh toán cho đến ngành chăn nuôi gia cầm, vốn dựa vào Hà Lan với tư cách là nhà cung cấp gà con nuôi lấy thịt hay để sản xuất trứng hàng loạt.

Trong khi đó, các công ty nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn lốp máy kéo, còn các công ty hàng không không thể đảm bảo đủ linh kiện nhập từ nước ngoài để sửa chữa máy bay.

Dữ liệu từ các đối tác thương mại của Nga cho thấy nhập khẩu của Nga đã giảm 20-25% kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine – một đòn giáng mạnh đối với một quốc gia đã gắn kết với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ.

“Nếu bạn nhìn vào dược phẩm, sản xuất hóa chất, chế tạo máy, kim loại và khai thác mỏ. . ., khó có thể tìm thấy một ngành công nghiệp nào ở Nga không phụ thuộc vào nhập khẩu ít nhất 50% [đầu vào]”, Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Viện Tài chính Quốc tế nói.

Trong trung hạn, các biện pháp trừng phạt có thể sẽ khiến nền kinh tế Nga thụt lùi nhiều năm. Người tiêu dùng sẽ buộc phải điều chỉnh lại để lựa chọn hàng hóa hạn chế hơn trong khi chất lượng sản phẩm có thể bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, tương lai kinh tế dài hạn của Nga phụ thuộc vào việc liệu Moscow có thể nhanh chóng sản xuất các sản phẩm nội địa thay thế cho hàng hóa nước ngoài hay không, hoặc tìm nguồn hàng tương tự từ các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc. Nếu 2 lựa chọn này không thành công, bắt buộc phải dựa vào hàng nhập lậu của những người như Stanislav.

“Bất kỳ thương hiệu nào đã rời khỏi Nga, bất kể đó là gì – máy hút bụi, quần áo, rượu – dù sao thì tất cả đều được nhập khẩu,” một công dân Nga khác sống ở châu Âu tham gia vào hoạt động thương mại xuất nhập khẩu cho biết.

Nhưng cũng như nhiều hàng hóa nhập khẩu khác, những hàng hóa này sẽ đắt đỏ.

Do sự thiếu hụt các bộ phận nhập khẩu, sản xuất ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với sản lượng giảm gần 80% trong tháng 9 so với cùng tháng năm trước, theo dịch vụ thống kê nhà nước Nga Rosstat.

Một tỷ phú thân cận với Điện Kremlin cho biết lợi nhuận tiềm năng từ các mặt hàng nhập lậu cao đến mức hàng hóa xa xỉ sẽ luôn được đưa vào nước này, bất kể lệnh trừng phạt. Anh ấy nói rằng vào mùa hè, anh ấy đã mua hai chiếc Maybach thay vì chiếc Mercedes mà anh ấy muốn nhưng không tìm được nguồn. Anh ấy nói thêm, nếu cái đầu tiên bị hỏng, anh ấy có thể sử dụng cái thứ hai để thay thế các bộ phận.

Quay trở lại nền kinh tế tự cung tự cấp?

Cho đến nay, nền kinh tế đã tránh được những dự đoán tồi tệ nhất. Các nhà kinh tế đang ước tính tổng sản phẩm quốc nội sẽ giảm từ 3,5 đến 5,5% trong năm nay.

Điều này một phần là do doanh thu xuất khẩu vẫn mạnh và Nga đang ngày càng tìm được những người mua thay thế cho dầu mỏ của mình.

Nhưng trong khi không có sự tan rã của nền kinh tế, các nhà phân tích tin rằng tăng trưởng dài hạn sẽ bị suy giảm đáng kể, do hạn chế nhập khẩu làm giảm tiềm năng nâng cấp công nghệ.

Họ nói rằng các ngành công nghiệp địa phương sẽ sản xuất thay thế thường kém hiệu quả hơn, trong khi dòng nhập khẩu từ thị trường chợ đen không ổn định.

Rất khó để xây dựng chuỗi cung ứng khi bạn có các loại lệnh trừng phạt toàn diện này, nhà kinh tế Jacob Nell nói.

Stanislav cũng tán đồng. Các lô hàng rất dễ “bay hơi” khi các quốc gia trung gian đang đưa ra các quy định mới nhằm loại bỏ loại hình thương mại này. Đầu tháng này, EU đã đề xuất coi việc lách các lệnh trừng phạt là một tội hình sự.

Ngay lập tức đã có sự sụt giảm lớn đối với các nhà cung cấp. Một trong những chuyến hàng của Stanislav bị kẹt ở hải quan Kazakhstan.

Trên diện rộng, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đang tìm cách ứng phó với sự sụt giảm nhập khẩu.

Vào tháng 7, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm bộ trưởng thương mại lâu năm Denis Manturov vào một vị trí cấp cao trong chính phủ với nhiệm vụ khôi phục chuỗi cung ứng. Ông Manturov tuyên bố sẽ duy trì “chủ quyền công nghệ” của Nga và coi việc thay thế hàng nhập khẩu là “vấn đề an ninh quốc gia”.

Các doanh nghiệp cũng bắt đầu có phương án đối phó.

Grigory Bolotin, sở hữu một nhà máy lớn bên bờ sông Volga, phía đông Moscow, chuyên sản xuất xe nâng, máy kéo và các máy móc hạng nặng khác.

Ngay sau khi các gói trừng phạt đầu tiên được đưa ra, ông đã tập hợp các nhân viên và nhanh chóng phát hiện ra mình quá phụ thuộc vào vật liệu từ phương tây.

Đối với các thành phần quan trọng, họ tìm thấy sự thay thế trong nước. Các động cơ Nhật Bản được sử dụng trong xe nâng hàng đã được hoán đổi bằng các động cơ thay thế được sản xuất tại Minsk, Belarus.

“Tất nhiên, động cơ Minsk ồn hơn, kém tiết kiệm hơn, kém tin cậy hơn. Nhưng nó ở đó, nó có sẵn. Và mọi người đã quen với nó,” Bolotin nói.

Nhìn chung, họ đã thành công. Nhưng Bolotin có thể thấy tác động trên diện rộng của việc hạn chế nhập khẩu đối với chất lượng và trình độ công nghệ.

Nếu bạn có nhu cầu về thu đổi ngoại tệ Đà Nẵng 다낭 환전 thì có thể tham khảo nhiều hơn những bài viết của chúng tôi nhé.

Một ví dụ nữa, Phần Lan là nước xuất khẩu chính sang Nga các hóa chất được sử dụng trong tẩy trắng giấy. Sau khi ngừng vận chuyển, một số nhà máy bột giấy của Nga đã phải học cách không sử dụng hoặc bắt đầu tự sản xuất hóa chất tẩy trắng.

Nhưng hệ quả của việc không sử dụng hóa chất hoặc chất lượng thấp hơn là một số loại giấy được sử dụng trong các văn phòng của Nga đã chuyển sang màu nâu xám.

Nhà băng giảm giá kịch sàn tài sản thế chấp nhưng vẫn “ế”

Nhiều ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank đã hàng chục lần rao bán tài sản thế chấp là bất động sản, hạ giá nhiều lần nhưng không ai mua. Nguyên nhân là nhiều tài sản bảo đảm khi phát mãi được định giá chưa sát với giá thị trường.

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang phối hợp với tổ chức đấu giá chuyên nghiệp tiến hành các thủ tục đấu giá công khai khoản nợ của Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà để thu hồi nợ.

Theo VietinBank, khoản nợ trên có giá trị tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 567 tỷ, nợ lãi trong hạn hơn 566 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn hơn 274 tỷ đồng. Khoản nợ này được VietinBank cấp cho Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà theo các hợp đồng tín dụng ký kết năm 2013.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên gồm 5 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu phố 1, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; 4 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 4 kho, công trình xây dựng, máy móc thiết bị tại tỉnh Đồng Tháp (kho Thu Hà Lấp Vò và kho Hòa Tân Lộc tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; kho A và kho B + C tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp); hàng hóa thế chấp theo các Hợp đồng thế chấp dựa trên Hợp đồng mua bán, hóa đơn, Phiếu nhập kho.

VietinBank đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ này là 166 tỷ đồng, tương đương khoảng 1/9 giá trị khoản nợ.

Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thu đổi ngoại tệ ở Đà Nẵng 다낭 환전 thì có thể tìm đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi nhé.

Sacombank

Ngoài VietinBank, nhiều ngân hàng khác cũng liên tục đại hạ giá các tài sản thế chấp nhưng không bán được. Cụ thể, Sacombank ra thông báo đấu giá toàn bộ 18 khoản nợ được bán không tách rời, được đảm bảo bằng tài sản tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú (huyện Bình Chánh, TPHCM). Tổng giá trị các khoản nợ tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 5.134 tỷ đồng và hơn 11.061 tỷ đồng là nợ lãi.

Giá khởi điểm của khoản nợ đấu giá chỉ 8.640 tỷ đồng, tương đương với 53% tổng dư nợ. Khoản nợ trên đã từng được Sacombank rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. So với lần rao bán đầu tháng 8, 18 khoản nợ đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.

BIDV

Tại BIDV, nhà băng này cũng chật vật với món nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên – chủ đầu tư dự án dở dang hơn 13 năm vừa được đổi tên thành Grand Sentosa (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM).

Theo BIDV, tính đến ngày 30/6, tổng dư nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là hơn 4.900 tỷ đồng, trong đó 2.506 tỷ đồng là nợ gốc, còn lại là nợ lãi. Giá khởi điểm đấu giá cho khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là 4.425 tỷ đồng. Đây là lần thứ 3 khoản nợ này được rao bán kể từ đầu năm đến nay, giảm hơn 230 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 8.

Ngoài ra, BIDV còn một khoản nợ khó bán khác là Công ty TNHH Ngọc Linh. Khoản nợ của doanh nghiệp này được BIDV rao bán hơn 10 lần nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. Tính đến ngày 30/4, tổng dư nợ là 2.198,4 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD (tương đương 463 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ gốc là 1.110 tỷ đồng và 11,8 triệu USD.

Giá khởi điểm đấu giá BIDV đã đưa ra là hơn 1.154 tỷ đồng. Ở lần đầu tiên (thông báo bán vào cuối năm 2020), giá khởi điểm là 2.100 tỷ đồng.

Sau 11 lần thông báo, nhà băng này đã giảm giá đấu giá hơn 1.000 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh là hơn 64 ha nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2 (xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Ngoài ra, khoản nợ trên còn được đảm bảo bằng nhiều bất động sản, quyền khai thác mỏ chì kẽm khác.

Ngoài ra, BIDV cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam. Tài sản thế chấp khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 đường Pastuer (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM); 12 bất động sản tại phường An Phú Đông (quận 12, TPHCM); bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản (phường 7, quận 3, TPHCM). Giá khởi điểm cho toàn bộ tài sản trên là hơn 348 tỷ đồng, giảm hơn 120 tỷ đồng so với thông báo đầu tháng 7/2022.

Tính đến ngày 14/9/2022, tổng dư nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam tại BIDV là hơn 481 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 347 tỷ đồng và nợ lãi gần 134 tỷ đồng. Như vậy, BIDV rao bán khoản nợ với mong muốn thu hồi phần nợ gốc, gần như bỏ qua toàn bộ phần nợ lãi.

Agribank

Agribank cũng ghi nhận một khoản nợ khó bán. Agribank đã có hơn 30 thông báo bán đấu giá khoản nợ của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng.

Đại diện ngân hàng này cho biết, tính đến ngày 15/10/2018, tổng dư nợ của doanh nghiệp là hơn 708 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 352 tỷ đồng, nợ lãi 356 tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá mà Agribank đưa ra là 363 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên.

Khoản nợ trên từng được tổ chức bán đấu giá với giá khởi điểm là 405 tỷ đồng vào tháng 11/2018. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh, diện tích 6.952 m2 tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là tài sản hình thành trong tương lai gồm toàn bộ giá trị xây dựng của công trình cao ốc căn hộ Hạnh Phúc được xây dựng trên thửa đất số 155, tờ bản đồ số 9 xã Tân Kiên.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Lương Duy Sinh – Công ty GIBC – nói rằng, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mãi được định giá chưa sát với giá thị trường nên dù đại hạ giá nhiều lần so với đấu giá lần đầu, các ngân hàng vẫn khó bán. Chưa kể, giá khởi điểm phải được sự đồng ý của cả ngân hàng lẫn khách hàng nên mất nhiều thời gian cho thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm.

Xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu ở mức tồi tệ

Theo CNBC, các nhà quản lý vận tải Mỹ hiện đang chuẩn bị cho tình huống chậm trễ giao hàng từ phía Trung Quốc vào đầu tháng 1 tới, do nhiều tàu chở container bị các hãng vận tải biển hoãn chuyến.

Tàu vận tải hoãn chuyến hàng loạt

Các hãng vận tải biển hiện đang phải thực hiện một chiến lược quản lý năng lực chủ động bằng cách tăng cường báo hủy chuyến và tạm dừng một số dịch vụ để cân bằng cung – cầu. Joe Monaghan, giám đốc điều hành của Worldwide Logistics Group, cho biết: “Cước vận tải từ châu Á giảm không ngừng (do nhu cầu giảm sút) đang khiến nhiều hãng vận tải biển phải hủy chuyến hoặc bỏ các chặng ghé cảng ở mức độ nhiều hơn bao giờ hết”.

Theo dữ liệu về chuỗi cung ứng mới nhất của CNBC, số đơn đặt hàng sản xuất của Mỹ tại Trung Quốc giảm 40%. Nhận định với CNBC, Worldwide Logistics cho rằng, do số đơn đặt hàng giảm, nhiều khả năng các nhà máy Trung Quốc sẽ đóng cửa nghỉ Tết nguyên đán sớm hơn hai tuần so với thường lệ.

“Nhiều nhà sản xuất sẽ đóng cửa vào đầu tháng 1 để nghỉ lễ, sớm hơn nhiều so với năm ngoái”, ông Monaghan cho biết.

Công ty nghiên cứu chuỗi cung ứng Project44 nói với CNBC rằng, sau khi đạt mức thương mại kỷ lục trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19, khối lượng TEU từ Trung Quốc tới Mỹ đã giảm đáng kể từ cuối mùa hè năm 2022, trong đó khối lượng container giảm 21% trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11.

Cột trụ của kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng

Hãng tin Bloomberg cho hay, xuất nhập khẩu của Trung Quốc đều sụt giảm trong tháng 11 vừa qua giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và tình trạng gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc.

Tình hình thương mại ngày càng tệ đang tác động tiêu cực tới lĩnh vực vốn là cột trụ của nền kinh tế Trung Quốc trong 2 năm qua, khi mà xuất khẩu gia tăng tới mức kỷ lục khiến các công ty Trung Quốc có được nguồn cầu ổn định.

Tình trạng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong tháng 12 nếu hoạt động vận chuyển và sản xuất tiếp tục bị gián đoạn. Các nhà kinh tế ước tính, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay.

Nhu cầu từ bên ngoài dự kiến sẽ tiếp tục suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và các nền kinh tế lớn tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh từ các nhà máy Đông Nam Á khi họ quay trở lại trạng thái bình thường mới hậu đại dịch.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu tính theo đồng đô la đã giảm 8,7% trong tháng 11 xuống còn 296 tỷ USD so với 1 năm trước. Đó là mức thấp nhất kể từ tháng 4, khi thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) phải đóng cửa nhà máy, phong tỏa đường phố và ngăn các công ty đưa hàng lên tàu. Mức giảm này là lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2020, giai đoạn phong tỏa đầu tiên.

Nếu bạn quan tâm về dịch vụ đổi ngoại tệ tại Việt Nam 베트남 환전 thì có thể tham khảo qua những bài viết của chúng tôi nhé.

Sự gia tăng bất ngờ trong sản xuất của châu Âu

HLS viện dẫn dữ liệu thương mại cho thấy, nhập khẩu của Mỹ từ châu Á trong tháng 10 đã tụt xuống mức thấp nhất trong 20 tháng.

Theo phân tích của Project44, trong khi số đơn đặt hàng từ Trung Quốc sụt giảm, tuyến vận tải châu Âu – tới – Mỹ lại trở thành một trong những bước phát triển đáng kể và đáng ngạc nhiên nhất kể từ đầu năm 2020.

“Mức độ gia tăng đột biến này không chỉ bởi đại dịch Covid-19. Bước chuyển đổi chiến lược (của Mỹ) ra khỏi trạng thái phụ thuộc quá mức vào thương mại với Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị với Nga là những động lực chính dẫn tới bùng nổ thương mại giữa EU và Mỹ”, ông Brazil nhận định.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại. Trong khi thương mại Mỹ – EU và đầu tư vào Mỹ gia tăng nhanh chóng, thì quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Trung Quốc lại buộc phải xem xét cẩn trọng. Năm nay, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa từ châu Âu nhiều hơn so với Trung Quốc. Theo Project44, đây là một bước thay đổi lớn so với giai đoạn những năm 2010.